U.23 Thái Lan sở hữu chiều cao gây sốc, Madam Pang ‘nâng như nâng trứng…’
Trên một số thiết bị hiện nay, các cổng USB được mã hóa màu sắc để chỉ ra thông số kỹ thuật và tốc độ tối đa mà chúng có thể hỗ trợ trong việc sạc hoặc truyền dữ liệu.Cụ thể, cổng USB 2.0 thường có màu đen và có tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 480 Mbps. Trong khi đó, cổng USB màu xanh lam thường chỉ ra rằng đó là cổng USB 3.0, với khả năng truyền dữ liệu nhanh lên tới 5 Gbps. Điều này cho phép người dùng lựa chọn cổng phù hợp khi cần truyền tải các tệp lớn.Ngoài hai màu sắc phổ biến này, các cổng USB mới hơn cũng xuất hiện với nhiều màu sắc khác. Chẳng hạn cổng USB màu xanh ngọc tương ứng với USB 3.1 Gen 2 có tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10 Gbps. Cổng USB màu đỏ có thể liên quan đến cả USB 3.1 Gen 2 và USB 3.2, với khả năng truyền dữ liệu nhanh tới 20 Gbps.Đặc biệt, một số thiết bị có cổng USB màu cam khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của chúng. Để rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cổng USB này.Trước tiên, người tiêu dùng cần biết rằng không có quy chuẩn mã màu chính thức nào được tất cả nhà sản xuất tuân theo, nhưng cổng USB màu cam thường được hiểu là cổng USB 3.0 có khả năng sạc thiết bị. Nhiều nhà sản xuất đồng thuận rằng đây là cổng "luôn bật", cho phép sạc thiết bị ngay cả khi máy tính đang ở chế độ ngủ. Điều này rất hữu ích cho việc sạc các thiết bị như smartphone, tablet hay tai nghe.Ngoài ra, một số sản phẩm còn có cổng USB Qualcomm màu cam, được dán nhãn "QC3.0", nhằm ám chỉ đến khả năng sạc nhanh. Một số nhà sản xuất cũng sử dụng màu cam để chỉ ra rằng cổng USB có "độ bám giữ cao", nghĩa là thiết bị được cắm vào có thể cần thêm nỗ lực để tháo ra, điều này thường áp dụng cho các hub USB trong môi trường công nghiệp.Tóm lại, việc hiểu rõ ý nghĩa của các màu sắc cổng USB không chỉ giúp người dùng tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị mà còn nâng cao trải nghiệm công nghệ hằng ngày.Máy bay phải quay đầu do chất thải rò rỉ tràn vào khoang hành khách
Ngày 10.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ này vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, một hàng dài người đi xe máy cũng dắt bộ qua giao lộ này vì không dám vượt đèn. Theo hình ảnh trong clip, dòng phương tiện ô tô, xe tải, xe khách, container nối đuôi nhau xếp hàng dài trên đường. Nhiều tài xế xuống xe đứng chờ vì kẹt xe không thể di chuyển.Trong khi đó, trên làn xe máy nhiều người xuống xe dẫn bộ phương tiện để di chuyển qua giao lộ.Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại giao lộ Quốc lộ 22 - Giáp Hải (trước cổng Bến xe Củ Chi, huyện Củ Chi) vào khoảng 9 giờ 30 cùng ngày.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, một tài xế tên T. cho biết, hơn 9 giờ cùng ngày, anh lái ô tô đến giao lộ trên, phát hiện trụ đèn tín hiệu giao thông không hiển thị đèn. Anh và nhiều tài xế khác không dám vượt qua giao lộ. Các phương tiện sau đó ùn ứ lại, gây kẹt xe nghiêm trọng nhiều km trên Quốc lộ 22. Liên quan vụ việc này, trao đổi với Báo Thanh Niên, một cán bộ Trạm CSGT Tây Bắc cho biết, đèn giao thông sáng nay trước cổng Bến xe Củ Chi bị hư (mất điện) nên xảy ra vụ việc. Đơn vị đã phối hợp các bên liên quan khắc phục sự cố, phân luồng giao thông ngay sau đó. Đến thời điểm hiện tại giao thông đã trở lại bình thường.
Sẵn sàng cách ly thêm hàng ngàn người từ nước ngoài về
Sau 2 năm tạm hoãn vì Covid-19, Giải PES Báo Thanh Niên lần 6 đã trở lại với những thay đổi thể thức thi đấu, áp dụng cho cả giải nội bộ Báo Thanh Niên và giải mở rộng với đông đảo khách mời là phóng viên, nghệ sĩ và "cần thủ" chính là các nhà tài trợ.
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Mỹ điều tra các Big Tech về AI
Theo NSND Xuân Bắc, bên cạnh nhiều chương trình hoành tráng, quy mô, không thể không nhắc đến các chương trình đã để lại nhiều tiếng vang và nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Đó là 4 concert của Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai say hi có hàng chục nghìn người xem. Độ hot của chương trình thể hiện ở sự khan hiếm vé trên thị trường."Nếu trước đây, có những chương trình bán mãi không hết vé, thì bây giờ có chương trình không có vé để bán. Đó là tín hiệu đáng mừng của ngành nghệ thuật.Có nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta đã có những manh nha, những bước đầu của công nghiệp văn hóa. Nếu chúng ta đánh giá bằng quy mô, hiệu ứng xã hội, hiệu quả tác động xã hội thì chúng ta đã có những bước đầu của việc phát triển công nghiệp văn hóa. Tất nhiên, mới chỉ là bước đầu. Còn phải tổng kết, đánh giá và nghiên cứu toàn diện hơn nữa", NSND Xuân Bắc nhấn mạnh.NSND Xuân Bắc cho biết thêm, Cục Nghệ thuật biểu diễn đang có những thống kê, báo cáo, tổng kết của hai đơn vị tổ chức hai chương trình âm nhạc lớn này với đầy đủ các thông tin, dữ liệu. Từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khâu tổ chức concert. Sắp tới, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ có những trao đổi hết sức nghiêm túc, bài bản với hai đơn vị tổ chức các concert có những nghiên cứu, đánh giá và tham mưu cho Bộ VH-TT-DL, nhằm đưa ra các chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho những chương trình như trên được diễn ra.